Luật Sư TH Bảo Tín - Luật Sư Giỏi tỉnh Hải Dương

https://luatbaotin.com


Hàng xóm lấn chiếm lối đi chung thì phải làm sao ?

Căn cứ theo quy định thì ngõ xóm được coi là thuộc sở hữu chung của cộng đồng, không thuộc sở hữu riêng của bất kỳ nhà nào. Do đó, việc một gia đình lấn chiếm lối đi chung trong ngõ là hành vi vi phạm pháp luật.
Hàng xóm lấn chiếm lối đi chung thì phải làm sao ?
          Điều 211 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sở hữu chung của cộng đồng như sau:
“1. Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.
2. Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
3. Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia.”
Căn cứ theo quy định trên thì ngõ xóm được coi là thuộc sở hữu chung của cộng đồng, không thuộc sở hữu riêng của bất kỳ nhà nào. Do đó, việc một gia đình lấn chiếm lối đi chung trong ngõ là hành vi vi phạm pháp luật. Vì đất trong ngõ là thuộc sở hữu chung nên bất kỳ người nào cũng có thể tố cáo hành vi lấn chiếm đất này. Trong trường hợp này, trước tiên bạn cần phải báo cáo với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để được xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.
 

           Điều 10 Nghị định 102/2014/ NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi lấn, chiếm đất như sau:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.
4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.”
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì gia đình đã có hành vi lấn chiếm ngõ sẽ bị xử phạt hành chính tùy theo mức độ vi phạm. Ngoài ra còn phải chịu biện pháp khắc phục hậu quả là khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc phá dỡ công trình,....
 

Nguồn tin: St

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây