Luật Sư TH Bảo Tín - Luật Sư Giỏi tỉnh Hải Dương

https://luatbaotin.com


MUA NHÀ SỔ CHUNG CÓ TÁCH SỔ ĐƯỢC KHÔNG?

Nhu cầu về đất ngày càng lớn đã dẫn đến tình trạng có những mảnh đất sẽ có chung sổ đỏ. Do đó, muốn biết có nên mua nhà sổ chung hay không, bạn cần phải nắm được những rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện giao dịch này.
MUA NHÀ SỔ CHUNG CÓ TÁCH SỔ ĐƯỢC KHÔNG?

1. Trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa hoặc hợp thửa đất

Trình tự, thủ tục được quy định tại điều 75 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính Phủ; Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai đai như sau:

“Điều 75. Trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa hoặc hợp thửa đất

1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;

c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.”

Theo quy định tại khoản 4 điều 9 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT thì hồ sơ đề nghị tách thửa bao gồm:

– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;

– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

– Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận phân chia hoặc hợp nhất quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu chung tài sản gắn liền với đất;

– Hợp đồng chuyển nhượng/ tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Các giấy tờ khác nếu văn phòng đăng ký đất đai yêu cầu.
 

2. Mua nhà sổ chung tách sổ được không?

Mua nhà sổ chung hoàn toàn có thể tách sổ được theo quy định của Nhà nước về thủ tục tách thửa.

Căn cứ khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, tách thửa cần những điều kiện sau:

  • Đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước chiều cạnh tối thiểu.
  • Có Giấy chứng nhận.
  • Đất không có tranh chấp.
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

Lưu ý:

  • Diện tích tối thiểu được phép tách thửa là diện tích mà thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách thửa không được nhỏ hơn.
  • Nếu tách thửa mà tạo thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu nhưng xin hợp thửa với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu thì được phép tách thửa.
  • Theo quy định của UBND các tỉnh, thành thì một số địa phương chỉ cần đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận sẽ được tách thửa (không bắt buộc có Giấy chứng nhận).

3. Rủi ro khi mua nhà sổ chung

Nhà và đất là những tài sản có giá trị cao nên việc mua, bán chuyển nhượng phải tuân thủ quy định Nhà nước. Bởi vậy khi giấy tờ không có tính phép lý hay xảy ra tranh chấp sẽ bị Tòa tuyên bố vô hiệu. Rủi ro 100% sẽ thuộc về người mua:

  • Không đảm bảo tính pháp lý: Pháp luật vẫn công nhận đây là loại sổ hồng có giá trị như sổ hồng riêng. Nhưng bạn không thể ký kết hợp đồng mua bán công chứng theo quy định pháp luật, nếu không có giấy ủy quyền đồng ý cho người bán thực hiện chuyển quyền sử dụng cho người khác. 
  • Không được tách sổ: Đây là một vấn đề lớn buộc bạn phải suy cân nhắc. Trường hợp khu đất có diện tích quá nhỏ, không đảm bảo tối thiểu diện tích tách thửa nên việc tách sổ là bất khả thi.
  • Khó chuyển nhượng, khó thế chấp: Nhà sổ chung rất khó để chuyển nhượng vì phải có sự đồng ý của tất cả đồng sở hữu. Vậy có nên mua nhà sổ hồng chung trong khi việc làm hồ sơ thế chấp ngân hàng cũng gặp khó khăn không? Bởi ngân hàng thường yêu cầu tách sổ trước khi dùng tài sản để thế chấp cho vay.
  • Dễ xảy ra tranh chấp: Nhà chung sổ thuộc quyền sở hữu của nhiều người. Nên dễ dàng xảy ra tranh chấp trong việc hưởng lợi cũng như khai thác công dụng của nó. Nếu không có sự thống nhất, thỏa thuận giữa các bên sở hữu với nhau sẽ dẫn tới mâu thuẫn. 
  • Dễ bị lừa đảo: Các đối tượng lừa đảo sẽ mua đất có sổ đỏ rồi chia nhỏ ra. Sau đó, chúng xây thành từng căn rồi rao bán nhà có sổ hồng. Nhiều người ham rẻ tới đặt cọc, sau này mới phát hiện ra là nhà sử dụng sổ chung. 

Nguồn tin: Luật Bảo Tín:::

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây