Luật Sư TH Bảo Tín - Luật Sư Giỏi tỉnh Hải Dương

https://luatbaotin.com


Chính sách mới liên quan đến giáo viên có hiệu lực từ tháng 5/2021

Luật Bảo Tín trân trọng gửi tới quý khách hàng một số chính sách mới về lĩnh vực giáo dục mà giáo viên và những người có nguyện vọng trở thành giáo viên cần biết.có hiệu lực từ tháng 05/2021.
Chính sách mới liên quan đến giáo viên có hiệu lực từ tháng 5/2021

Bước sang tháng 5/2021, có một số chính sách mới về lĩnh vực giáo dục mà giáo viên và những người có nguyện vọng trở thành giáo viên cần biết.

1. Bồi dưỡng cho người không có bằng sư phạm trở thành giáo viên

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa đồng thời ban hành Thông tư 11 và Thông tư 12 về Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Trong đó, để trở thành giáo viên tiểu học, người học sẽ được đào tạo 13 học phần bắt buộc tương đương 31 tín chỉ và chọn 02 học phần trong 07 học phần tự chọn tương đương 04 tín chỉ. Hình thức tổ chức bồi dưỡng gồm bồi dưỡng trực tiếp kết hợp với bồi dưỡng trực tuyến. Học viên thực hiện trên 80% số tiết trên lớp và hoàn thành các nhiệm vụ học tập thì được tham dự đánh giá học phần.

Để trở thành giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông, người học phải trải qua khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm với khối học phần chung là 17 tín chỉ, gồm 15 tín chỉ bắt buộc và 02 tín chỉ lựa chọn; Khối học phần nhánh gồm 17 tín chỉ nhánh THCS và 17 tín chỉ nhánh THPT. 
 

2. Nhiều quy định mới giáo viên cần biết khi giảng dạy online

Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ ngày 16/5/2021) về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên.

Theo đó, Thông tư 09 có nhiều quy định mới về vấn đề giảng dạy online giáo viên cần nắm rõ:

- Giáo viên dạy học trực tuyến thực hiện các hoạt động chính sau: tổ chức giờ học trực tuyến để giảng bài và hướng dẫn học sinh học tập; giao nhiệm vụ học tập và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; theo dõi và hỗ trợ học sinh khai thác nội dung học tập từ học liệu dạy học trực tuyến; tư vấn, hỗ trợ, trả lời câu hỏi và giải đáp thắc mắc của học sinh.

- Giúp giáo viên tổ chức triển khai dạy học trực tuyến trực tiếp để giảng bài và hướng dẫn, giao nhiệm vụ học tập đồng thời cho tất cả học sinh tham dự trong cùng một không gian học tập thông qua kênh hình, kênh tiếng, kênh chữ (chia sẻ màn hình máy tính), chuyển tải học liệu dạy học trực tuyến đến học sinh;

- Giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trực tuyến của học sinh đúng kế hoạch của cơ sở giáo dục phổ thông và bảo đảm mục tiêu giáo dục theo quy định; tạo môi trường học tập thân thiện và tăng cường sự tương tác, kết nối thông tin với học sinh; phối hợp thường xuyên với phụ huynh học sinh trong quá trình tổ chức dạy học trực tuyến.
 

3. Giảm sổ sách cho giáo viên Trung tâm giáo dục thường xuyên

Trước đây, theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 01/2007/QĐ-BGDĐT, sổ sách giáo viên gồm 05 loại: Sổ kế hoạch giảng dạy; Giáo áo; Sổ dự giờ; Sổ điểm cá nhân; Sổ giáo viên chủ nhiệm lớp; Sổ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. 

Từ ngày 22/5/2021, Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 10/2021/TT-BGDĐT sẽ chính thức có hiệu lực.

Theo Quy chế mới, sổ sách của giáo viên Trung tâm giáo dục thường xuyên chỉ bao gồm 03 loại: Kế hoạch bài học (giáo án); Sổ theo dõi, đánh giá học viên; Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).

4. Thay đổi trình độ chuẩn của giáo viên Trung tâm giáo dục thường xuyên

Trước đây, giáo viên THCS chỉ cần có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng (điểm b khoản 1 Điều 25 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 01/2007/QĐ-BGDĐT).

Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên có hiệu lực từ 22/5/2021 cũng có quy định mới về trình độ chuẩn của giáo viên Trung tâm giáo dục thường xuyên. Cụ thể:
- Giáo viên giảng dạy cấp trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp như giáo viên phổ thông tương ứng từng cấp học.
Trong đó, theo Luật Giáo dục 2019, trình độ với giáo viên THCS là phải có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp.

5. Cử nhân thuộc 06 chuyên ngành có thể trở thành giáo viên tiểu học sau khi bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

Thông tư 11/2021/TT-BGDĐT về chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học sẽ có hiệu lực từ ngày 22/5/2021.

Theo đó, người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp (gồm: Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Ngoại ngữ) muốn trở thành giáo viên tiểu học chỉ cần tham gia chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Cụ thể:

- Để trở thành giáo viên tiểu học, người học sẽ được đào tạo 13 học phần bắt buộc tương đương 31 tín chỉ và chọn 02 học phần trong 07 học phần tự chọn tương đương 04 tín chỉ.

- Hình thức tổ chức bồi dưỡng gồm bồi dưỡng trực tiếp kết hợp với bồi dưỡng trực tuyến.

- Học viên thực hiện trên 80% số tiết trên lớp và hoàn thành các nhiệm vụ học tập thì được tham dự đánh giá học phần.

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây