THẾ NÀO LÀ DẠY THÊM, HỌC THÊM
- Thứ ba - 21/01/2025 06:53
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm đối với giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, bao gồm: nguyên tắc dạy thêm, học thêm; các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm; tổ chức dạy thêm, học thêm; trách nhiệm quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm.
Thông tư này thay thế Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/05/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/02/2025. Những nội dung cụ thể như sau:
1. Thế nào là dạy thêm, học thêm
Dạy thêm, học thêm được hiểu như thế nào? Dạy thêm, học thêm là gì?
Tại Điều 2 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
a) Dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm ngoài thời lượng quy định trong kế hoạch giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là môn học) trong Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
b) Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là hoạt động dạy thêm, học thêm do cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục khác thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông (sau đây gọi chung là nhà trường) tổ chức thực hiện.
c) Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là hoạt động dạy thêm, học thêm không do nhà trường quy định tại điểm b trên tổ chức thực hiện.
2. Mục đích của việc dạy thêm, học thêm
- Củng cố kiến thức: Giúp học sinh nắm chắc hơn những kiến thức đã học trên lớp, khắc phục những điểm yếu.
- Nâng cao kỹ năng: Phát triển các kỹ năng như giải toán, làm văn, ngoại ngữ,... giúp học sinh tự tin hơn trong học tập.
- Chuẩn bị cho các kỳ thi: Ôn luyện kiến thức, làm quen với dạng bài tập để đạt kết quả cao trong các kỳ thi quan trọng.
- Khám phá thêm: Tìm hiểu những kiến thức mới, những lĩnh vực mà học sinh quan tâm.
1. Thế nào là dạy thêm, học thêm
Dạy thêm, học thêm được hiểu như thế nào? Dạy thêm, học thêm là gì?
Tại Điều 2 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
a) Dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm ngoài thời lượng quy định trong kế hoạch giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là môn học) trong Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
b) Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là hoạt động dạy thêm, học thêm do cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục khác thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông (sau đây gọi chung là nhà trường) tổ chức thực hiện.
c) Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là hoạt động dạy thêm, học thêm không do nhà trường quy định tại điểm b trên tổ chức thực hiện.
2. Mục đích của việc dạy thêm, học thêm
- Củng cố kiến thức: Giúp học sinh nắm chắc hơn những kiến thức đã học trên lớp, khắc phục những điểm yếu.
- Nâng cao kỹ năng: Phát triển các kỹ năng như giải toán, làm văn, ngoại ngữ,... giúp học sinh tự tin hơn trong học tập.
- Chuẩn bị cho các kỳ thi: Ôn luyện kiến thức, làm quen với dạng bài tập để đạt kết quả cao trong các kỳ thi quan trọng.
- Khám phá thêm: Tìm hiểu những kiến thức mới, những lĩnh vực mà học sinh quan tâm.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn là vi phạm bản quyền