Luật sư Dương Đức Trọng, Trưởng Văn phòng Luật sư Bảo Tín (TP Hải Dương) trả lời Báo Hải Dương:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 80 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây ra tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm giữ nguyên hiện trường, ở lại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ cho đến khi người của cơ quan Công an đến, trừ trường hợp phải đi cấp cứu, đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc xét thấy bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe nhưng phải đến trình báo ngay cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
Theo quy định hiện hành, người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn rồi bỏ trốn, không trình báo với cơ quan có thẩm quyền sẽ bị xử lý theo 2 hình thức chính:
- Xử phạt hành chính: Theo quy định của Nghị định số 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự, nếu không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn mà không trình báo hoặc không tham gia cấp cứu người bị nạn, mức phạt tiền có thể từ 16 - 18 triệu đồng kèm theo việc tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 5 - 7 tháng.
Với các loại xe khác (xe máy, xe mô tô, …) mức phạt sẽ thấp hơn theo quy định cụ thể của Nghị định số 168/2024/NĐ-CP.
- Truy cứu trách nhiệm hình sự: Nếu hành vi bỏ trốn đi kèm với hậu quả nghiêm trọng (như làm người bị nạn tử vong hoặc bị thương nặng), người gây tai nạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 2 Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017) tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Hình phạt cao nhất có thể đến 10 năm tù giam.
Mặc dù đã pháp luật đã có những chế tài nghiêm khắc từ lâu song tình trạng lái xe bỏ trốn sau khi gây tai nạn ngày càng tăng. Cơ quan công an cần áp dụng nhiều biện pháp mạnh mẽ, hiệu quả hơn để truy tìm thủ phạm, xử lý nghiêm minh tạo tính răn đe cho xã hội và bảo vệ quyền lợi của người bị hại. "Trong nhiều vụ việc, nếu lái xe dừng lại cứu chữa thì nạn nhân có thể không bị thiệt mạng hoặc giảm thiểu thương tật. Cộng đồng cần lên án mạnh mẽ với hành vi tàn nhẫn này", luật sư Dương Đức Trọng nói.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 80 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây ra tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm giữ nguyên hiện trường, ở lại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ cho đến khi người của cơ quan Công an đến, trừ trường hợp phải đi cấp cứu, đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc xét thấy bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe nhưng phải đến trình báo ngay cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
Theo quy định hiện hành, người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn rồi bỏ trốn, không trình báo với cơ quan có thẩm quyền sẽ bị xử lý theo 2 hình thức chính:
- Xử phạt hành chính: Theo quy định của Nghị định số 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự, nếu không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn mà không trình báo hoặc không tham gia cấp cứu người bị nạn, mức phạt tiền có thể từ 16 - 18 triệu đồng kèm theo việc tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 5 - 7 tháng.
Với các loại xe khác (xe máy, xe mô tô, …) mức phạt sẽ thấp hơn theo quy định cụ thể của Nghị định số 168/2024/NĐ-CP.

- Truy cứu trách nhiệm hình sự: Nếu hành vi bỏ trốn đi kèm với hậu quả nghiêm trọng (như làm người bị nạn tử vong hoặc bị thương nặng), người gây tai nạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 2 Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017) tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Hình phạt cao nhất có thể đến 10 năm tù giam.
Mặc dù đã pháp luật đã có những chế tài nghiêm khắc từ lâu song tình trạng lái xe bỏ trốn sau khi gây tai nạn ngày càng tăng. Cơ quan công an cần áp dụng nhiều biện pháp mạnh mẽ, hiệu quả hơn để truy tìm thủ phạm, xử lý nghiêm minh tạo tính răn đe cho xã hội và bảo vệ quyền lợi của người bị hại. "Trong nhiều vụ việc, nếu lái xe dừng lại cứu chữa thì nạn nhân có thể không bị thiệt mạng hoặc giảm thiểu thương tật. Cộng đồng cần lên án mạnh mẽ với hành vi tàn nhẫn này", luật sư Dương Đức Trọng nói.