Xúc phạm danh dự, nhân phẩm

Quyền của mỗi người đối với danh dự, nhân phẩm của mình được pháp luật bảo vệ và được thể hiện trong nhiều quy định pháp luật khác nhau, từ đạo luật cao nhất là hiến pháp cho đến các quy định pháp luật chuyên ngành.
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm

Về lĩnh vực chuyên ngành, chúng ta có Nghị định số 72/2013 (về quản lý, cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng). Theo Điều 5 nghị định này thì một trong những hành vi bị cấm trong việc sử dụng Internet và thông tin trên mạng là “Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân”. Tùy từng trường hợp mà người vi phạm có thể phải chịu các chế tài theo luật định.
Kết quả hình ảnh cho hình ảnh bị xúc phạm

1. Ba trách nhiệm pháp lý

Về chế tài hình sự, khoản 1 Điều 121 Bộ luật Hình sự 1999 quy định: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Khoản 1 Điều 122 Bộ luật Hình sự 1999 quy định: Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác,… thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Về chế tài xử phạt vi phạm hành chính, chúng ta có một số nghị định quy định xử phạt các hành vi liên quan đến xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Ví dụ trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện có Nghị định số 174/2013 của Chính phủ quy định xử phạt một số hành vi liên quan đến việc xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Cụ thể như hành vi “Tiết lộ bí mật đời tư hoặc bí mật khác khi chưa được sự đồng ý của cá nhân, tổ chức có liên quan trừ trường hợp pháp luật quy định” (điểm b khoản 2 Điều 64) bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng; hành vi “Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân” (điểm a khoản 3 Điều 64) bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng; hành vi “Chủ động cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân” (điểm a khoản 4 Điều 65) bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng…

Lưu ý, các mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền được áp dụng đối với tổ chức, nếu cá nhân thực hiện cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

2. Cần làm gì để được bảo vệ quyền lợi?

Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như dùng lời nói, dùng chữ viết, đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng, lên mạng Internet, diễn ra ở nơi công cộng, trong gia đình…, với cá nhân nói chung hay với những đối tượng đặc thù như người thi hành công vụ, thành viên trong gia đình… Do đó khi xác định có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cá nhân cho rằng mình bị xúc phạm cần thu thập chứng cứ, lưu giữ hình ảnh, tài liệu, nhờ người làm chứng về việc mình bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thậm chí có thể đề nghị thừa phát lại lập vi bằng về việc mình bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm và trình báo cho các cơ quan có thẩm quyền như công an, cán bộ phường/xã, cán bộ cơ quan quản lý về bưu chính, viễn thông...

Các cơ quan này sẽ xem xét, lập biên bản vi phạm hành chính để ra quyết định xử phạt hoặc chuyển hồ sơ cho các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự. Người bị xúc phạm cũng có thể nộp đơn cho TAND theo thủ tục tố tụng dân sự để yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Trường hợp bị xử phạt hành chính về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác mà người bị xử phạt không đồng tình với quyết định xử phạt, cho rằng việc xử phạt đó là không đúng thì cũng có thể gửi đơn khiếu nại đến người đã ban hành quyết định xử phạt hoặc thủ trưởng trực tiếp của người đó. Hoặc người đó có thể nộp đơn khởi kiện vụ án hành chính ra TAND cấp huyện hoặc cấp tỉnh theo thủ tục tố tụng hành chính.

Nguồn tin: St

Yêu cầu dịch vụ xin vui lòng liên hệ:

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HẢI DƯƠNG - TH BẢO TÍN

Địa chỉ: Số 62 Phố Hồ Tùng Mậu, P. Tân Bình, TP Hải Dương, Tỉnh Hải Dương

VP Hà Nội: Số 18/85 phố Mùng 8/3, P. Quỳnh Mai, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 0912.000.861 (LS. Trọng)

Email: duongductrongvn@gmail.com

Đánh Giá Dịch Vụ
recipe image
Tên Dịch Vụ
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm
Tác Giả
Ngày Đăng
Chất Lượng
Tư vấn thành lập công ty tại Hải Dương
Tư vấn thành lập công ty tại Hải Dương
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây