Phân tích quy định tại Điều 140 bộ luật hình sự

Trong bất cứ một chế độ xã hội, giai cấp nào, Nhà nước cũng đều xác lập, bảo vệ, củng cố và thúc đẩy sự phát triển của những quan hệ xã hội phù hợp với tình hình xã hội, bằng sự hỗ trợ của các quy phạm pháp luật hình sự.
Phân tích quy định tại Điều 140 bộ luật hình sự

Một trong những nhóm quan hệ được xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ phải kể đến nhóm qua hệ về sở hữu. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là một trong số đó. Điều 140 BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định:

Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

“1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm;

e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

…..

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.”

Theo quy định trên thì hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó, hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải có giá trị từ bốn triệu đồng trở lên thì mới phạm vào tội này, nếu dưới bốn triệu đồng thì phải hội đủ các điều kiện khác của điều luật như gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới phạm vào tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Về mặt khách thể của tội phạm: Là quan hệ sở hữu được Luật Hình sự bảo vệ và tội phạm xâm hại. Tội phạm xâm hại trực tiếp tới tài sản của công dân.

Về mặt khách quan của tội phạm:

Đặc điểm hành vi khách quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiêm đoạt tài sản được thể hiện trước hết ở dấu hiệu: Người phạm tội đã nhận được tài sản hợp pháp từ chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Sau khi có được tài sản, người phạm tội mới có hành vi chiếm đoạt tài sản được giao. Sự chiếm đoạt đó có thể là tiếp tục chiếm giữ không chịu trả lại tài sản cho chủ sở hữu , hoặc tự ý sử dụng, định đoạt tài sản không đúng với nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng với ý định không muốn trả lại khi thời hạn hợp đồng đã hết.

 

Hành vi chiếm đoạt tài sản thông qua các thủ đoạn: Gian dối, bỏ trốn, hoặc sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫ đến không có khả năng trả lại tài sản cho chủ sở hữu

Hậu quả của hành vi phạm tội là việc chiếm đoạt được tài sản của chủ sở hữu cho mình.

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm được biểu hiện thông qua hành vi chiếm đoạt xảy ra trước kết quả về mặt thời gian và hậu quả trưc tiếp của hành vi là chiếm đoạt .

Về mặt chủ thể của tôi phạm: Chủ thể ở đây là con người cụ thể, con người này đáp ứng hai dấu hiệu về năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định.

Về mặt chủ quan của tội phạm:

  • Lỗi: Lỗi của tội phạm ở đây là lỗi cố ý trực tiếp;
  • Động cơ: Động cơ của tội phạm vì vụ lợi
  • Mục đích: Nhằm chiếm đoạt được tài sản

Như vậy, từ những phân tích trên có thể phần nào hiểu rõ hơn về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản để việc xác định tội danh của tội phạm được chính xác nhất

Nguồn tin: St

Yêu cầu dịch vụ xin vui lòng liên hệ:

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HẢI DƯƠNG - TH BẢO TÍN

Địa chỉ: Số 62 Phố Hồ Tùng Mậu, P. Tân Bình, TP Hải Dương, Tỉnh Hải Dương

VP Hà Nội: Số 18/85 phố Mùng 8/3, P. Quỳnh Mai, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 0912.000.861 (LS. Trọng)

Email: duongductrongvn@gmail.com

Đánh Giá Dịch Vụ
recipe image
Tên Dịch Vụ
Phân tích quy định tại Điều 140 bộ luật hình sự
Tác Giả
Ngày Đăng
Chất Lượng
1star1star1star1star1star Based on 2 Review(s)
Tư vấn thành lập công ty tại Hải Dương
Tư vấn thành lập công ty tại Hải Dương
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây