Di chúc miệng có được coi là hợp pháp ?

Mục lục
Hiện nay, việc lập di chúc bằng miệng vẫn còn diễn ra khá phổ biến. Một phần vì nhiều người nghĩ rằng di chúc miệng vẫn hợp pháp nên không cần viết di chúc làm gì cho mất thời gian. Vậy thực tế vấn đề này được pháp luật quy định như thế nào? Khi nào thì di chúc miệng được coi là hợp pháp?
Di chúc miệng có được coi là hợp pháp ?

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 629 Bộ luật Dân sự quy định:

Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng“. 

Như vậy, di chúc miệng (hay còn gọi là chúc ngôn) là sự bày tỏ bằng lời nói ý chí của người để lại di sản thừa kế lúc còn sống trong việc định đoạt khối di sản của mình cho người khác sau khi mình chết.
   
Điều kiện để di chúc miệng được coi là hợp pháp

  • Theo quy định tại Khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự thì:
  • Di chúc miệng được công nhận là hợp pháp khi người lập di chúc ở trong tình trạng tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng; không thể lập di chúc viết được (bị bệnh sắp chết, bị tai nạn có nguy cơ chết…).
  • Người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng trước mặt ít nhất hai người làm chứng. Ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng kí tên hoặc điểm chỉ.
  • Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên; hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ kí hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
  • Sau 3 tháng kể từ ngày lập di chúc miệng nếu người lập di chúc còn sống; minh mẫn, sáng suốt thì di chúc đó bị hủy bỏ (theo Khoản 2 Điều 629 Bộ luật Dân sự).
 

Di chúc miệng hợp pháp vẫn có thể bị hủy bỏ

Nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, di chúc miệng được coi là hợp pháp và những người có tên trong di chúc được quyền phân chia tài sản thừa kế theo di chúc. Tuy nhiên, có trường hợp di chúc miệng dù hợp pháp vẫn có thể bị hủy bỏ.

Theo khoản 2 Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015, sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Như vậy, trong trường hợp di chúc miệng bị hủy bỏ nêu trên, để thể hiện nguyện vọng của mình về việc phân chia tài sản sau khi chết, cá nhân phải lập di chúc bằng văn bản.

Riêng về người làm chứng, Điều 632 Bộ luật Dân sự quy định, những sau không được làm chứng cho việc lập di chúc: Người thừa kế của người lập di chúc; Người có quyền và nghĩa vụ tài sản liên quan đến nội dung di chúc; Người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Nếu để những người này làm chứng khi lập di chúc miệng, di chúc miệng cũng không được công nhận về mặt pháp lý.

Yêu cầu dịch vụ xin vui lòng liên hệ:

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HẢI DƯƠNG - TH BẢO TÍN

Địa chỉ: Số 62 Phố Hồ Tùng Mậu, P. Tân Bình, TP Hải Dương, Tỉnh Hải Dương

VP Hà Nội: Số 18/85 phố Mùng 8/3, P. Quỳnh Mai, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 0912.000.861 (LS. Trọng)

Email: duongductrongvn@gmail.com

Đánh Giá Dịch Vụ
recipe image
Tên Dịch Vụ
Di chúc miệng có được coi là hợp pháp ?
Tác Giả
Ngày Đăng
Chất Lượng
Tư vấn thành lập công ty tại Hải Dương
Tư vấn thành lập công ty tại Hải Dương
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây